Vòng bảng là của những siêu dự bị, khi ket qua euro 2016 chứng kiến những cầu thủ vào thay người và ghi những bàn thắng mang tính quyết định.
Những siêu dự bị rực sáng ở EURO 2016
Jamie Vardy và Daniel Sturridge vào sân, giúp Anh từ thế bị dẫn 1-0 đã thắng ngược Xứ Wales 2-1, trong đó 2 cầu thủ trên đều ghi bàn. Tiền vệ Robson-Kanu vào sân, ghi bàn ấn định tỷ số 2-1 cho Xứ Wales trước Slovakia ở phút 89. Milan Skoda vào sân khi Czech bị Croatia dẫn 2-0, chính Skoda rút ngắn tỷ số xuống 1-2 trước khi Necid cân bằng 2-2. Ở trận Đức – Ukraine, Bastian Schweinsteiger vào sân, ghi bàn ấn định chiến thắng 2-0 ở phút cuối cùng, dập tắt hy vọng gỡ hoà của Ukraine. Stieber và McGinn cũng làm những điều tương tự cho Hungary và Bắc Ireland.
Khi những cầu thủ chính thức bất lực, thì đó là lúc các dự bị lên tiếng. Trong bóng đá hiện đại, khoảng cách giữa chính thức và dự bị gần như không có. Giữa Giroud và Gignac, chưa biết ai hơn ai. Giroud chỉ được đá chính ở Pháp khi Benzema bị loại vì lý do ngoài bóng đá. Ở Arsenal, Giroud cũng có lúc chỉ là dự bị.
Nhiều HLV chọn cầu thủ dựa vào khả năng thích ứng với lối chơi cho HLV đó chọn, ngoài ra còn tính đến sự ăn ý với các cầu thủ xung quanh. ĐT Tây Ban Nha dự lich thi dau euro 2016 lần này với hàng tiền đạo gồm Nolito, Morata và Aduriz, trong khi Fernando Torres và Diego Costa bị loại. Nếu là một HLV khác chứ không phải Del Bosque, rất có thể HLV đó sẽ chọn Torres và Costa còn Nolito, Morata và Aduriz sẽ tranh nhau 2 suất đá dự bị.
Lịch sử EURO từng chứng kiến sự tỏa sáng của không ít siêu dự bị. 6/12 bàn thắng ở các trận chung kết EURO gần nhất do các cầu thủ được vào sân giữa trận ghi. Và xu thế ấy lại được tiếp diễn ở kỳ EURO này, khi các cầu thủ vào thay người tỏa sáng và đóng vai trò quyết định tới thành bại của đội bóng (cũng là một trong những lý do UERO 2016 có nhiều bàn thắng muộn).
Về lý thuyết, các cầu thủ dự bị khi vào sân sẽ được lợi về sức khoẻ, thể lực, khát vọng chứng tỏ mình. Một tiền đạo (dự bị vào sân) khoẻ sẽ dễ lấn lướt những hậu vệ đã mỏi mệt, nhưng bóng đá ngày nay đã khác. Các cầu thủ dự bị chưa chắc kém những người đá chính (ví dụ Vardy so với Kane ở ĐT Anh), mà chẳng qua một người là phương án A, người kia là phương án B. Khi nhìn lại cách các HLV khai thác sức mạnh dự trữ của các đội bóng ở vòng bảng lich euro 2016, dễ thấy hầu hết đội bóng đều có những “vũ khí trong tay áo” sẵn sàng tung ra bất kỳ lúc nào gây bất ngờ cho đối thủ.
Ví dụ như ĐT Đức, vai trò tiền đạo không mặc định cho Mario Goetze. Hai trận đầu Goetze đá cắm, trận thứ ba Đức gặp Bắc Ireland, Gomez đá cắm còn Goetze lùi xuống đá tiền vệ trái. Kết quả Gomez ghi bàn duy nhất của trận đấu. Đức còn một quân bài lợi hại trên ghế dự bị là Schuerrle, người có thể đá tiền đạo, đá cánh hay tiền vệ công đều tốt.
Với ĐT Tây Ban Nha, Aduriz sẽ là một vũ khí đá sợ từ ghế dự bị, bởi lão tướng này sẽ luôn sung sức và có thể đem lại những điều bất ngờ. Đội tuyển Italia chưa tung nhiều bài vở ở vòng bảng, khi vào vòng knock-out hứa hẹn sẽ có nhiều điểm nhấn hơn từ các dự bị. Các đội mạnh như Pháp, Anh vẫn còn những bài tẩy trên ghế dự bị.
Tóm lại, việc các đội bóng có lực lượng dự bị dồi dào (như Kalinic từ dự bị được đá chính đã lập tức ghi bàn cho Croatia trước Tây Ban Nha) sẽ khiến cho sức mạnh được tăng cường đáng kể, khả năng gây bất ngờ cho đối thủ cả về mặt con người lẫn lối chơi cũng cao hơn. Một giải đấu như EURO đòi hỏi tầm quan trọng của lực lượng dự bị, nếu chỉ cậy nhờ vào lực lượng đá chính thì không đủ.