Có quan niệm cho rằng người cao tuổi nên hạn chế vận động để tránh bị té ngã, trên thực tế, thường xuyên vận động hợp lý lại chính là chìa khoá giúp người cao tuổi sống vui vẻ và song khoe  hơn.

Cơ thể và tinh thần tươi mới nhờ năng vận động

Càng có tuổi, chức năng cũng như cấu tạo của các bộ phận trong cơ thể con người đều suy giảm. Đặc biệt, từ 60 tuổi trở lên, lượng nước trong xương và sụn giảm đáng kể đẫn đến tình trạng xương sụn giòn, dễ nứt gãy.

Đồng thời, sự bao che của cơ thịt chống lại sức va chạm cũng giảm vì khối lượng bắp thịt teo bớt tới 20%. Quá trình lão hoá khi kết hợp cùng lối sinh hoạt ít vận động sẽ làm cơ thể người cao tuổi ngày càng trì trệ, thần kinh kém nhạy cảm, tốc độ phản ứng giảm 10-15%.

Trong khi đó, vận động với cường độ phù hợp thể trạng có thể khiến người cao tuổi phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo giáo sư bác sĩ Edward R. Eichmer,

Đại học Oklahoma, vận động có thể ngăn ngừa ung thư gián tiếp bằng cách làm giảm béo mập, tăng sự miễn dịch… Ngoài ra, vận động thường xuyên cũng là phương pháp hữu hiệu đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp và hạn chế chứng táo bón hay gặp ở người cao tuổi.

Không những tác động tích cực đến thể chất, nghiên cứu của Đại học Harvard, Yale, Duke thực hiện trên 1.200 người từ 70 tuổi trở lên cũng cho kết quả: những người luyện tập thường xuyên sẽ có tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, trí nhớ tốt hơn so với những người ít tập luyện do máu được bơm về não bộ nhiều hơn.

vietnamnet

Khi vận động, người cao tuổi và gia đình cần chú ý đến bộ môn, cường độ, thời gian tập sao cho phù hợp cơ thể. Không nên chọn những môn có cường độ mạnh, tốc độ nhanh, thay vào đó nên áp dụng những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga… duy trì tập luyện đều đặn để phát huy hiệu quả. Sau mỗi buổi tập, nên chú ý những phản hồi của cơ thể như giấc ngủ, sự ngon miệng, nhịp thở, nhịp tim… để điều chỉnh kịp thời.