Theo tờ xo so đưa tin  Người mẹ ấy, cứ nhắc đến con trai chưa đủ tuổi thành niên của mình là bật khóc nức nở. Dường như nỗi ân hận của chị, vì mải lo cuộc sống cho riêng mình mà bỏ bê con cái, đã chực trào thành nước mắt. 

Ngày xét xử, chị đến sớm đứng ngẩn ngơ nơi sân tòa, khuôn mặt khổ sở giàn giụa nước mắt, tay ôm chặt chiếc vali đựng quần áo, đồ dùng dành cho con ở trong tù, lòng rối rắm không yên.    Xem thêm xsmb hôm nay tại đây

Mong gặp con

Trong giờ nghị án, hai mẹ cứ rồi rít nói chuyện khiến ai cũng rơm rớm nước mắt - ảnh D.T
Trong giờ nghị án, hai mẹ cứ rồi rít nói chuyện khiến ai cũng rơm rớm nước mắt – ảnh D.T

Cầm mảnh giấy triệu tập của tòa để làm đại diện hợp pháp cho con nhưng chị chẳng biết phòng xử ở chốn nào, gặp ai cũng hỏi những mong sớm gặp được con mình. Chị là mẹ của bị cáo T.M.H. (16 tuổi, quê Đăk Lăk), phạm tội cướp giật tài sản, TAND TP.HCM đưa ra xét xử, do H. chưa đủ 18 tuổi nên chị phải đến tòa để làm người đại diện cho con.  Bên cạnh đó là kết qua kqxsmn tại đây.

Nhìn chiếc vali rồi nhìn chị, tôi đoán chị mới đi đâu về, tạt qua tòa dự phiên xử con trai. Nhưng không, đó là chiếc vali được chị mang từ Đăk Lăk xuống Sài Gòn. Trong chiếc vali ấy chỉ đựng quần áo, sách vở và đồ ăn cho con trai. Ngồi trước phòng xử án, chị cứ ôm khư khư chiếc vali không rời. Mỗi khi nhìn thấy các chiến sĩ công an dẫn bị can vào phòng xử, chị vội vàng đứng dậy tìm con. Không thấy H. đâu, mặt chị lại buồn, thất thểu ngồi đợi.

Chị cho biết, trong chiếc vali là toàn bộ đồ dùng của con trai, gồm quần áo, sách vở và đồ ăn. Trong đó, có mấy cuốn sách lớp 10 và 11, mấy tập vở để H. không quên kiến thức phổ thông và giấy trắng viết thư, để con chị kể về cuộc sống trong tù cho mẹ. ”Tôi có mua thêm mấy cuốn truyện, mấy cuốn sách làm văn và làm toán cho cháu tự học nữa. Hôm qua, tôi có đi chợ mua thêm cho nó hai bộ quần áo mới. Một bộ quần áo học sinh, một bộ cho nó mặc đi chơi. Hai bộ đó, cùng với mấy bộ cũ nữa, chắc nó mặc cũng đủ phải không em nhỉ”.

Trong chiếc vali, còn có đồ ăn, gồm bánh, kẹo và sữa cho H. nữa. ”Nó thích ăn bơ nhưng giờ bơ chưa chín được, ra chợ mua chị sợ không ngon nên không dám mang theo. Các bạn quan tâm kqxsmb xem chi tiết tại đây. Chị chỉ mua cho nó mấy gói bánh, mấy gói kẹo và vài lốc sữa cho nó ăn tạm thôi. Không biết ở trong đó, nó có biết mà ăn uống đầy đủ không. Hồi còn nhỏ, nó lười ăn lắm. Lúc nào ăn cũng bị mẹ và bà ngoại la. Bây giờ xa mẹ và bà ngoại rồi, không biết nó có tự lập được không. Mấy tháng nay chị chẳng có thời gian đi thăm nó, chẳng biết nó thế nào rồi”. Nói rồi, chị lại ngồi ôm chiếc vali, như thể đang ngồi ôm đứa con trai bé nhỏ của mình vào lòng vậy. Cho đến khi nhìn thấy H. từ xa, được các chiến sĩ công an dẫn vào phòng xử.

Xin tòa cho được dạy lại con Nhìn thấy con trai từ xa, chị mừng rỡ vội vàng chạy đến bên con. Bị ngăn lại, chị chỉ biết rưng rưng nước mắt gọi H.: ”Con ơi! Mẹ đây. Con có khỏe không. Gắng lên vài bữa lại về với mẹ, bà ngoại và các em”. Đáp lại lời mẹ, H. chỉ gật đầu rồi lặng lẽ vào phòng xử.

Đứng trong phòng xử, người mẹ ấy cứ ngại ngùng, khúm núm, bật khóc khi nghe vị đại diện VKS đọc bản cáo trạng về hành vi phạm tội của con mình. Đó là ngày 24.10.2013, khi đang ngồi ở công viên, H. đói bụng mà trong túi chẳng có tiền. Thấy một người nước ngoài đi ngang có cầm điện thoại nên H. chạy đến giật rồi bỏ chạy. Nghe tiếng tri hô của người bị hại, các bảo vệ công viên bắt giữ H. cùng tang vật.

Tòa hỏi: “Sao mới 16 tuổi, không lo đi học lại đi cướp tài sản của người khác?”. Ngập ngừng lúc lâu, H. mới nói: “Dạ, con không có tiền. Con đói quá mà chẳng có cái gì ăn cả. Từ quê xuống Sài Gòn, con không xin làm được ở đâu. Có mấy lần, con được nhận vào làm ở quán nhậu, nhưng làm được mấy hôm thì bị đuổi vì không đủ tuổi và không có kinh nghiệm. Không có tiền, không có chỗ ở, con cứ đi lang thang. Hôm con ở công viên, hôm con ở gầm cầu, hôm lại ngủ ngoài hiên nhà của mấy người không quen. Bữa đó, ở công viên, đói bụng quá, con chẳng nghĩ ra được điều gì cả. Nhìn thấy chiếc điện thoại của chú kia, con nghĩ giật để đi bán lấy tiền ăn. Con đang làm việc xấu phải không ạ?”.

Nghe con trai nói, ngồi phía dưới, người mẹ ấy bật khóc nức nở nhưng vẫn không quên ôm chiếc vali bên mình. Vị thẩm phán lắc đầu: “Lớn rồi, phải biết làm chủ được mình chứ. Sinh ra là một người lành lặn, lớn lên đã không làm được gì còn đi gây án để mẹ đến đây khóc vì mình thế sao? Rồi khi ra tù, lý lịch trích ngang không tốt, bị cáo sẽ làm được gì. Bị cáo có nghĩ về tương lai của mình không. 16 tuổi, đáng lẽ bị cáo phải đang ngồi trên ghế nhà trường để học kiến thức văn hóa và đạo đức làm người…”. Câu nói bỏ lửng của vị chủ tọa khiến cả phòng xử trầm xuống, chỉ nghe thấy tiếng khóc rấm rứt của người mẹ.

Đứng trước vành móng ngựa, hai tay H. chỉ biết vân vê tà áo như mộ sự ăn năn, hối hận của mình. Vị chủ tọa nói với người mẹ: “Con mới 16 tuổi đã bỏ mặc, không quản lý, không giáo dục gì hết. Chị làm mẹ như thế đâu có được”. Người phụ nữ ấy luống cuống: “Tôi sai rồi. Tôi không dạy bảo con đến nơi. Giờ mong tòa cho cháu về để được gần mẹ và được đi học lại”. Phiên tòa diễn ra rất nhanh, vì bị cáo nhận tội, hành vi đã rõ. Giờ nghị án, được các chú công an cho vào gặp con trai, người mẹ ấy mừng khôn xiết.

Được nói lời sau cùng H. vừa khóc, vừa nói: “Thời gian qua, trong trại giam con ăn năn lắm. Con thấy mình đã sai. Con có lỗi với mẹ, với ông bà ngoại, với thầy cô đã dạy mình ở trường. Con xin tòa, VKS cho con được giảm án để trở về với gia đình”.