Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho mẹ và bé có những phút giây thư giãn thoải mái cùng nhau. Tuy nhiên, chỉ riêng việc cho bé bú thôi, mẹ cũng cần lưu ý đến một số nhắc nhở này từ bác sĩ nhé. Cùng chuyên trang dinh duong cho ba bau tìm hiểu về vấn đề này nhé
Làm gì khi thấy vú bị sưng?

Vú bị sưng, cứng là “hệ quả” của sự tăng tiết sữa, để điều chỉnh theo kip nhu cầu của bé. Ngoài ra, trường hợp này có thể gặp khi bé mút không đúng cách nên sữa không thể xuống hoàn toàn. Những việc bạn cần làm lúc này là cứ 2-3 giờ cho bé bú mẹ 1 lần, nặn một ít sữa (bằng tay hoặc bằng máy hút sữa) khi vú quá đầy sữa để làm mềm khoảng quanh núm vú mẹ, bé ngậm đầu vú mẹ mới dễ dàng bú được.

Tư thế cho bé bú.

Việc sho bé bú mẹ chỉ thật sự hiệu quả khi thực hiện đúng và đặt bé ở tư thế thích hợp. Sau khi thử nghiệm cho bé bú ở các tư thế khác nhau, bạn sẽ tìm được những tư thế đem lại sự thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.

Tư thế phổ biến nhất:

– Mẹ tư thế thoải mái ngồi thẳng và đặt bé ngang trên đùi bạn, đối mặt với nú vú của bạn

– Giữ đầu, lưng và mông của bé với cánh tay bạn, sau đó di chuyển khuân mặt của bé gần ngực của bạn.

– Chạm miệng của bé vào núm vú của mẹ.
Đảm bảo đứa trẻ được cho bú đúng tư thế. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong.
Không trang điểm quá đậm. Các nhà nghiên cứu cho biết, khứu giác là cơ quan cảm giác mẫn cảm nhất ở trẻ sơ sinh. Mùi của người mẹ ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ. Nếu ngửi thấy mùi sữa mẹ, trẻ rất vui vẻ, hào hứng muốn ăn, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ trang điểm quá đậm, mùi thơm của son phấn, nước hoa… làm trẻ không nhận ra mẹ mình, nảy sinh tâm lí cảnh giác, lo lắng, khóc, khó ngủ, thậm chí “tuyệt thực”. Vì thế cần tẩy trang sạch sẽ trước khi cho bé bú.
Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú.
Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú.
Khi trẻ bú no mà ngủ mẹ nên bỏ ti ra không để bé ngậm trong miệng tạo thói quen xấu cho bé. Đặc biệt khi đi ngủ mẹ ngủ quên không bỏ ti ra khỏi miệng bé có thể khiến bầu sữa đè lên mũi bé làm bé ngạt thở. Mẹ nên duy trì thói quen ngồi cho bé bú vừa giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn mà không tạo thói quen xấu cho bé, hễ muốn bú là phải nằm, bạn sẽ thấy rất bất tiện mỗi khi đi đâu đó.