Theo the gioi dan ong cho biết Gút (Gout) là một dạng viêm khớp gây đau đớn do sự tích tụ axit uric quá nhiều trong cơ thể. Bệnh gút có thể xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, nhưng chủ yếu là ở ngón chân cái. Mỗi đợt viêm cấp tính có thể kéo dài 1 tháng và người có nguy cơ cao bị gút là nam giới và người béo phì. Vậy, bị gout nên ăn gì?
Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì. Các loại thức ăn này có thể làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan acid uric trong nước tiểu.
Nên cung cấp đủ lượng vitamin B và vitamin C, ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày bệnh nhân gút nên ăn khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Có nên hoàn toàn kiêng cá và các loại thịt có màu đỏ không ?

 

Thực phẩm chữa viêm mũi hiệu quả
Người bị mắc bệnh gout không cần phải kiêng hoàn toàn những loại đồ ăn này, để đảm bảo lượng dinh dưỡng và protein cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều purin theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày chỉ nên tiếp nhận dưới 150mg purin vào cơ thể. Không nên ăn thường xuyên để cơ thể có thể hấp thụ được hết lượng purin trong cơ thể.
Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Cá trích:Có một số loại cá những bệnh nhân gút có thể ăn được, tuy nhiên cá trích, cá ngừ, cá cơm thì tuyệt đối không nên ăn. Nhưng tôm nõn, tôm hùm hay cua lại coi là những thực phẩm an toàn cho người mắc bệnh gút.
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.