Là đương kim vô địch thế giới nhưng Đức không thể hiện được hình ảnh thuyết phục trong những lich euro 2016 tính đến thời điểm này. Lý do là HLV Joachim Loew đang bế tắc khi cố gắng gượng ép sử dụng lối chơi của kẻ khác.

Tiqui-taca đang khiến ĐT Đức đi vào vũng lầy tại Euro 2016

VÌ SAO BẾ TẮC?

Đức đã chơi không tốt trong 2 trận đấu đầu tại EURO 2016. Mannschaft thắng Ukraine 2-0 đầy vất vả, khi đối thủ đã có những cơ hội rõ rệt để ghi bàn nhưng không tận dụng được. Mãi đến cuối trận, Đức mới tin là mình có trọn 3 điểm khi Bastian Schweinsteiger nâng tỷ số lên 2-0. Đến trận thứ hai (gặp Ba Lan), Đức bị cầm chân 0-0 trong trận đấu mà cựu thủ quân Michael Ballack cho rằng Ba Lan chơi tốt hơn và những cơ hội thật sự lại được tạo ra từ Ba Lan chứ không phải Đức.

Rõ ràng ĐT Đức chưa đáp ứng được kỳ vọng ở những keo bong da vừa qua dù 4 điểm sau 2 trận đầu tiên không phải kết quả tồi. HLV Joachim Loew áp dụng lối chơi tiqui-taca tại Mannschaft, lối chơi này vốn đã gắn liền với thương hiệu của Pep Guardiola từ Barcelona đến Bayern Munich. Song sự vay mượn này đã không đem lại hiệu quả như ý.

Loew sử dụng Goetze với vị trí tiền đạo ảo, như Guardiola từng áp dụng với Messi ở Barca. Đức tấn công trung lộ nhiều hơn so với xuống biên như trước đây. Loew có lý do để áp dụng lối chơi này bởi việc sử dụng Hoewedes (vốn là trung vệ) ở vị trí hậu vệ phải, Đức không thể tạo áp lực từ cánh này trong các pha dâng cao tấn công của Hoewedes. Trong khi đó, Hector dù khá tích cực lên tấn công bên cánh trái nhưng thiếu đi sự hiệu quả và tính kết dính với người thường dạt trái là Mesut Oezil. Marco Reus vắng mặt vì chấn thương là một nguyên do khác khiến Đức thiếu đi một cầu thủ cánh sắc sảo, buộc Loew tính đến phương án đánh trung lộ là chủ yếu.

Ngoài ra, cơ sở để Loew áp dụng lối chơi tiqui-taca là bởi bộ khung của Đức là những cầu thủ Bayern. Kroos và Schweinsteiger dù không còn là người của Bayern nhưng cũng quá quen với tiqui-taca, do từng làm việc với Guardiola tại Bayern. Tóm lại: Loew có cơ sở để dùng tiqui-taca, nhưng lại chưa vận hành nó một cách tốt nhất.

KHẮC PHỤC RA SAO?

Loew thiếu gì để tiqui-taca của Đức vận hành đúng ý muốn? Theo các chuyên gia bong da so thì ông cần Goetze di chuyển nhiều và thu hút hậu vệ đối phương tốt hơn. Có vẻ Goetze đang thiếu tự tin trong dứt điểm, hơn nữa phong độ cũng chưa tốt vì ít được thi đấu ở Bayern Munich mùa vừa rồi. Loew cũng cần Oezil và Kroos phải chơi được như Iniesta và Xavi, những người giữ bóng cực tốt và có khả năng làm bóng xuất sắc. Ngoài ra, Thomas Mueller cũng phải như Pedro Rodriguez như khi ở Barca và ĐT Tây Ban Nha, nghĩa là thoắt ẩn thoắt hiện và ghi những bàn thắng quyết định… Tuy nhiên, Mueller đã chơi kém hẳn so với chính anh tại EURO lần này.

Ở thời điểm hiện tại, những cầu thủ nắm giữ những vai trò quyết định trong lối chơi của Đức đều đang chơi dưới phong độ. Và một bài toán thiếu rất khó giải tại Mannschaft là tìm một cầu thủ có thể gây đột biến. Karim Bellarabi, người có lối chơi lắt léo nhất, đã bị loại. Đó có thể là một tính toán sai lầm của Loew, khi cầu thủ của Leverkusen này được đá nhiều ở vòng loại, nhưng đến VCK lại bị loại. Hiện tại Đức chỉ có Leroy Sane là cầu thủ có khả năng qua người tốt, tốc độ cũng rất đáng nể và có tính bùng nổ cao, nhưng ngôi sao của Schalke còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nên chưa được trọng dụng nhiều cũng là dễ hiểu. Điều đó khiến cho Loew bế tắc và không có phương án B để thay thế tiqui-taca. Với phương án A hiện có, bắt buộc các trụ cột phải trở lại chính mình, hơn nữa Loew cũng cần có những điều chỉnh (dù nhỏ) hợp lý để tạo ra hiệu quả tức thì và rõ rệt.

Tại sao không phải là Mueller?

Mueller có thể là sự lựa chọn khả quan hơn

Trong vai trò tiền đạo ảo, Mario Goetze đã không hoàn thành nhiệm vụ. Đức còn một tiền đạo thực thụ là Mario Gomez nhưng anh này lại không được HLV Joachim Loew tin tưởng. Andre Schuerrle cũng được thử nghiệm chơi “số 9 ảo” nhưng chưa thể hiện được gì. Theo cựu thủ quân Michael Ballack của ĐT Đức, Thomas Mueller là sự lựa chọn tốt cho vai trò tiền đạo ảo nhờ có khả năng đá cả tiền đạo lẫn tiền vệ đều tốt.