Zidane hay trước đó là Ancelotti và Del Bosque… là những minh chứng rõ rệt cho việc để có những keo bong da thắng lợi và lên ngôi vương bóng đá châu Âu, “người làm tướng” của Real phải biết tạo mối quan hệ tốt với các ngôi sao chứ không phải coi mình là số 1 như Mourinho hay Capello.

Tỷ lệ bóng đá - HLV Real muốn có chỗ đứng phải nể học trò

Real: “Duyên lành Champions League từ một niềm cảm hứng mềm”

Zidane vừa làm nên chiến tích vĩ đại cùng Real Madrid khi ngay trong mùa giải đầu tiên lên nắm quyền chỉ đạo ở đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, (cụ thể là hơn 5 tháng sau khi kế nhiệm Rafa Benitez bị sa thải) khi “gã hói” người Pháp đã giúp “Kền kền trắng” đăng quang ở Champions League mùa này. Đó là chức vô địch châu Âu thứ 2 trong 3 năm của “Los Blancos”.

Ancelotti, Del Bosque, Jupp Heynckes và Zidane đều thành công với chính sách ôn hòa cùng học trò ở Real khi chinh phục Champions League

Trước đó, cách đây 2 năm, mùa giải 2013/14, Real dưới bàn tay của HLV Carlo Ancelotti cũng đánh bại “gã hàng xóm” Atletico Madrid để đăng quang chức vô địch Champions League cao quý. (Khi đó, chính Zidane là trợ lý HLV cho chiến lược gia người Ý ở đội chủ sân Bernabeu).

Đáng chú ý, tính rộng ra, 5 vị HLV giúp “Bầy kền kền” đăng quang các chức vô địch cúp C1/Champions League gần nhất mà Real Madrid giành được trong tổng số kỉ lục 11 danh hiệu cao quý này của họ đang sở hữu trong phòng truyền thống của CLB có được là từ những nhà cầm quân có chính sách ôn hòa với cá tính khá hiền hậu.

Đó là Miguel Munoz (người Tây Ban Nha, vô địch cúp C1 các năm 1960 và 1966), Jupp Heynckes (Đức, vô địch Champions League năm 1998), Vicente Del Bosque (Tây Ban Nha, vô địch Champions League các năm 2000 và 2002), Carlo Ancelotti (Ý, vô địch Champions League năm 2014) và Zinedine Zidane (Pháp, vô địch Champions League 2016). Đây đều là những ông thầy có “cảm hứng mềm” với các cầu thủ (như cách tờ Marca đã ví von).

Có một điểm chung giữa những HLV này là họ đều là những chiến lược gia có mối quan hệ rất tốt đẹp với các học trò – những “ông sao” thực sự ở sân Bernabeu chứ không phải là mẫu HLV thích mình là quyền lực số 1 trong phòng thay đồ của Real như Jose Mourinho hay Fabio Capello trước đây.

Theo các chuyên gia săn tin chuyen nhuong thì việc Mourinho từng thành công ở Bồ Đào Nha và Ý khi giúp Porto và Inter Milan đăng quang Champions League các năm 2004 và 2010. Capello cũng từng giúp AC Milan làm nên lịch sử khi đánh bại “đội hình trong mơ” Barca của cố HLV Johan Cruyff đến 4-0 năm 1994 để lên đỉnh châu Âu.

Thế nhưng, khi 2 nhà cầm quân tài năng này đến nắm quyền chỉ đạo ở Real, họ lại không thể giúp “Kền kền trắng” đăng quang ở Champions League. Một phần nguyên nhân cũng bởi chính cá tính quá mạnh của Mourinho và Capello khiến họ trở nên xa cách với các học trò, thậm chí tạo nên sóng gió trong phòng thay đồ của “Kền kền trắng”.

Fabio Capello và Jose Mourinho không có mối quan hệ tốt với nhiều học trò khi còn dẫn dắt Real

Còn nhớ, khi còn tại vị ở Real, Mourinho đã có không ít mâu thuẫn với nhóm “công thần” lâu năm của “Kền kền trắng” như Sergio Ramos hay Iker Casillas. Capello cũng có xích mích lớn với những “ngôi sao” như Ronaldo (người Brazil) hay David Beckham và khiến cho hậu trường của đội bóng Hoàng gia gặp không ít căng thẳng.

“Thượng bất chính, hạ tất loạn”. Đó là chân lý muôn đời. Khi những mẫu HLV không biết cách “mềm nắn, rắn buông” với một “Dải ngân hà” tràn ngập những cá tính mạnh của những cầu thủ ngôi sao như ở Real, việc họ không thể toàn tâm toàn ý cùng nhau chinh phục thành công một đấu trường đỉnh cao như Champions League là điều dễ hiểu.