Ông cũng cho rằng có 3 yếu tố khiến trà sữa trở thành một sản phẩm kinh doanh hút khách. Thứ nhất, sản phẩm này đã có những bước cải tiến liên tục để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của giới trẻ.

Thứ hai, đây là một sản phẩm dinh dưỡng với hai nguyên liệu chính gồm sữa và trà. Với thành phần chính gồm hai nguyên liệu này, trà sữa không chỉ thu hút giới trẻ mà còn phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng khác.

Yếu tố thứ ba, được coi là quan trọng nhất, chính là chi phí để làm ra một ly trà sữa.

thi-truong-tra-sua-tai-viet-nam

“Tổng chi phí để làm ra một ly trà sữa rẻ hơn rất nhiều so với các loại thức uống khác như cà phê hay sinh tố, nước ép, từ đó dẫn đến kinh doanh trà sữa là loại hình siêu lợi nhuận”, ông Khoa nhận định.
Nhiều người cho rằng, trà sữa là mặt hàng kinh doanh siêu lợi nhuận vì giá bán của chúng rất đắt, cao gấp nhiều lần so với tiền nguyên liệu làm nên một ly trà sữa. Trước vấn đề này, chị Thanh Vi đưa ra ý kiến: “Nguyên liệu sử dụng cho trà sữa ở các nhãn hàng lớn thường khá cao cấp, nhưng nếu với số lượng lớn nguyên liệu được nhập về rồi chia đều từ tổng kho cho các đại lý thì giá thành sẽ tương đối rẻ. Giá bán của một ly trà sữa giúp chủ thu lãi về khoảng từ 40 – 60%. Tuy nhiên, đây là phần lãi được tính theo giá trị của nguyên liệu tạo nên ly trà sữa, đi kèm với đó là rất nhiều khoản phí mà chủ quán sẽ phải chi trả như lương nhân viên, chi phí nhượng quyền, mặt bằng kinh doanh, chi phí tái đầu tư, điện nước…”

Có thể bạn quan tâm: Cách làm trà sữa trân châu đơn giản
Dạo quanh những con phố lớn đông đúc người qua lại như Bà Triệu, Phố Huế, Trần Duy Hưng, Nguyễn Hữu Huân ở Hà Nội, hay con phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương, Lê Văn Sỹ,…ở Hồ Chí Minh không khó để bắt gặp một cửa hàng trà sữa, thậm chí, chỉ một con phố mà có đến 6, 7 thương hiệu khác nhau. Những chuỗi lớn như Toco Toco, Ding tea, số lượng cửa hàng đã lên đến hơn 50 điểm bán. Khi đã có được sự yêu thích của người tiêu dùng thì việc mở rộng thành chuỗi chỉ là vấn đề sớm hay muộn.