Nguyên nhân và cách xử trí khi bé sơ sinh bị nôn trớ sữa trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi thường dễ bị nôn trớ sau khi bú sữa mẹ hoặc sau khi ăn dặm. Điều này là bình thường hay bệnh lý. Khi nào nên đưa trẻ nôn trớ nhiều đi bệnh viện. Mời các mẹ tham khảo tư vấn về bệnh nôn trớ ở trẻ sơ sinh từ các bác sĩ nhi khoa nhé. Các mẹ nên  cho con bú đúng cách là điều đầu tiên nên làm

Dưới đây là giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất của các bậc cha mẹ xoay quanh hiện tượng khá phổ biến này.
Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày.

Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

– Đau bụng quằn quại
– Bụng trướng
– Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
– Co giật
– Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)
– Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ
Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.

Cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần. Riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.

Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ xem.

Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ

Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi.
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi

Nôn trớ là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu bé bị nôn trớ liên tục như vậy thì bạn nên đưa bé tới gặp Bác Sĩ. Bé của bạn cần được Bác Sĩ thăm khám trực tiếp để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khắc phụ tình trạng nôn trớ của bé theo những hướng dẫn sau:
Bạn nên cho bú bên trái trước (vì bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra ngoài.
Bạn cũng không nên cho bé bú quá lâu, trung bình 10 phút cho vú thứ nhất và 20 phút cho vú thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho bé (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/nghiền vú, chênh lệch thời gian bú).
Nếu bé của bạn có bú bình thì luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa như thế bé có thể bị trớ ngược ra ngoài sau khi bú xong để đẩy không khí ra.
Khi cho bé bú, bạn không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.
Sau khi bú, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để bé nằm bú vì tư thế này khiến bé rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú, không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa nghịch.